Chat

Chưa ai gọi họ là "thầy" - chuyện về những người thợ sửa máy ảnh film chuyên nghiệp

Đăng bởi Phục Nguyễn vào lúc 21/11/2024

Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia mới toanh vừa bắt đầu chơi film thì bài viết này sẽ là một nguồn tham khảo đáng tin cậy dành cho bạn. Còn nếu bạn đã là một nhiếp ảnh gia kỳ cựu, đã “chinh chiến” qua hàng chục, thậm chí hàng trăm cuộn film thì đây sẽ là khoảnh khắc mà chúng ta tri ân những con người thầm lặng, những người giữ cho những chiếc máy film hoạt động trơn tru. 

Họ đã, đang và sẽ là một trong những chỗ dựa tốt nhất để nhiếp ảnh nói chung và nhiếp ảnh film nói riêng được sống mãi. Chưa ai gọi họ là thầy bởi vì có thể những kiến thức mà họ chia sẻ, những kinh nghiệm mà họ có được với những người thợ sửa này không đáng giá là bao, hoặc đôi khi những người thợ này khiêm tốn, tử tế, cao cả và chia sẻ những kiến thức đấy như thể đó là câu chuyện của cuộc đời họ. Không cần quá phô trương, chưa muốn ai gọi mình là thầy nhưng thật sự những người thợ sửa máy ảnh là một trong những người “thầy” vĩ đại bị bỏ qua của nghệ thuật nhiếp ảnh. 

1. “Máy hư thì mình sửa”

Khi các bạn sử dụng một chiếc máy ảnh thì sẽ có đôi lúc chúng bị hỏng hóc, ngừng hoạt động đột ngột. Chắc chắn bạn sẽ muốn tìm một người có thể giúp mình “hồi sinh” chiếc máy của mình lại tình trạng tốt nhất. Sẽ thật là thuận tiện nếu bạn quen biết chú Ngu

yễn Văn Tần, một người thợ sửa máy ảnh lão làng, tuy mái đầu đã hai màu tóc nhưng tay nghề chú vẫn chưa thấy sự thay đổi qua bao nhiêu chiếc máy ảnh đi nữa. 

Chú Tần đang sửa máy cho khách (Nguồn: Phục Nguyễn)

Theo tôi, chú là một người vui vẻ, vô cùng tận tụy, dù thật sự có nhiều khó khăn hơn là những vấn đề về kỹ thuật, nhưng chú cũng không làm mất đi sự chuyên nghiệp của một thợ lành nghề. Chú Tần sẽ nhận sửa chuyên cho các máy ảnh film thuần cơ hoặc có dùng pin để đo sáng, chú sẽ hạn chế các máy point-and-shoot (PnS) hoặc máy nhiều linh kiện điện vì linh kiện hạn chế hơn. Mỗi một chiếc máy chú đều sẽ miêu tả lỗi trước cho khách và “chăm sóc” để sửa đúng “bệnh” cho máy. 

Điều tôi ngưỡng mộ nhất ở chú là chú luôn giải thích rất rõ ràng về mọi vấn đề. Ví dụ như khi máy hỏng, chú sẽ tìm ra ngay nguyên nhân, tỉ mỉ giải thích tại sao lại bị hư và làm thế nào để tránh tình trạng đó xảy ra lần nữa. Với tôi, đấy là kho tàng kiến thức mà chỉ có người thợ lâu năm mới có được  Họ đã phải tìm tòi, sửa chữa qua hàng trăm, hàng nghìn chiếc máy để đúc kết những kinh nghiệm ấy. Chính những lời khuyên chân thành đó đã khiến tôi phải nghĩ ngay đến việc gọi chú là “thầy” trong việc sửa những dòng máy film thuần cơ. 

2. Mong có người chịu theo xa với nghề

Những người thợ ấy không chỉ lo lắng về việc sửa chữa máy móc mà còn suy nghĩ về cách để duy trì và phát triển tình yêu với máy ảnh film, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

Chân dung chú Phương (Nguồn: thuongxanhfilmstore)

Chú Phương Joseph, hay mọi người gọi thân là chú Phương, chú chuyên “trị” các dòng máy ảnh film điện, các máy digicam. Chú rất thân thiện, vui vẻ và rất tâm huyết với những chiếc máy chú nhận sửa.

Chú kể rằng có rất nhiều người gửi máy ảnh đến cho chú để sửa. Đôi khi máy ảnh chất thành đống trong căn phòng làm việc của chú. Thế nhưng chú vẫn sửa chữa từng chiếc máy một rất cẩn thận, chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt.

Với chú Phương, tôi lại có một kỉ niệm rất thú vị, khi tôi hỏi chú về các vấn đề kĩ thuật cho chiếc máy Nikon F2 của mình, nếu có xảy ra vấn đề thì chú sẽ giải quyết thế nào. Chú trả lời rằng phần đo sáng của máy Nikon sẽ rất khó sửa, phải chỉnh sao để kim đo sáng di chuyển đúng với ánh sáng cần đo. Chú muốn truyền lại kinh nghiệm và kiến thức về sửa chữa máy ảnh cho người trẻ tuổi, đặc biệt là phần điện tử và đo sáng. Khi nghe những lời chia sẻ, tôi cảm thấy chú thật sự rất muốn nghề sửa máy ảnh vẫn cứ sống mãi, dù là film hay kĩ thuật số, để những nhiếp ảnh gia ngoài kia có một sự yên tâm khi sử dụng chiếc máy ảnh của họ một cách tối đa nhất.

3. Lời kết

Fox Spirit muốn gửi đến hai chú là chúc hai chú thật nhiều sức khỏe, luôn gắn bó với nghề, và sẽ mãi trở thành một điểm tựa vững chắc để cộng đồng film có thể được mở rộng và làm cho câu nói “Film is still alive” sống mãi. Chúc hai chú một ngày 20/11 đầy sức khỏe và vui vẻ. Cảm ơn hai chú đã cống hiến hết mình cho mảng nghệ thuật nhiếp ảnh đang dần hồi sinh.  

Cuối cùng, Fox Spirit còn muốn gửi đến những người thợ sửa chữa máy ảnh sẽ có một ngày 20 tháng 11 thật nhiều sức khỏe. Chúc mọi người sẽ có thêm nhiều thành công, bước tiến mới trong công việc. Chúc mọi người một ngày 20 tháng 11 đầy ý nghĩa bên những người “thầy”, người “cô” của mình. 

 

 

Bạn đang xem: Chưa ai gọi họ là "thầy" - chuyện về những người thợ sửa máy ảnh film chuyên nghiệp
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: